Kệ sách
Tiếng Việt
Chương
Cài đặt

Chương 1:Sự hình thành của Trái Đất và sự tuyệt diệt của giống loài ngự trị đầu tiên.

Thuở sơ khai của vũ trụ, khắp nơi chỉ toàn là hỗn độn, những đám khí gas Hydro và Heli trôi nổi vô định trong không gian dần tụ hợp lại với nhau trở nên cô đặc hơn. Những tinh thể đầu tiên được tạo nên từ những phản ứng hợp hạch giữa các khí thể cô đặc này, dần dần kết tinh thành những vì sao đầu tiên. Các vì sao bắt đầu có sự tương tác hấp dẫn lẫn nhau và dần tự quay xung quanh nhau, tạo nên Quầng thể tinh cầu – những cấu trúc cổ xưa nhất trong vũ trụ. Vài tỉ năm sau sự ra đời của những vì sao đầu tiên, khối lượng của chúng đã đủ lớn nên có thể tự quay khá nhanh.

Những vì sao ‘già’ sẽ dần lão hóa, xé toạc bầu khí quyển dẫn đến những vụ nổ siêu tân tinh, giải phóng năng lượng về với khối khí gas ban đầu lại lặp lại một vòng tuần hoàn ngưng kết ra những vì sao mới với năng lượng cô đặc hơn. Do khối lượng của các vì sao dần cô đặc lại, cộng thêm việc quay xung quanh trục với tốc độ khá nhanh nên hình dạng khối ban đầu dần trở nên dẹt và phình ra như dạng đĩa – đây chính là quá trình hình thành nên Dải ngân hà dài đằng đẵng có tuổi đời hàng tỷ tỷ năm…

So với Dải ngân hà, sự hình thành của Trái Đất chỉ có vài tỷ năm tuổi thọ quả thực không đáng kể, nhưng hành tinh nhỏ bé không đáng kể này lại ẩn chứa điều kì diệu nhất của Dải ngân hà – sự sống.

Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được tế bào sống đầu tiên có hình dạng ra sao. Những mẫu hóa thạch có tuổi đời lâu nhất được phát hiện có niên đại hơn ba tỷ năm về trước. Điều này cho thấy sự sống xuất hiện trên Trái Đất có lẽ còn sớm hơn nữa… Cách đây 3,4 tỷ năm, những vi sinh vật đầu tiên bắt đầu tiến hóa dựa trên sự quang hợp với ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên các vi sinh vật thời đó tuy quang hợp lại không thải ra khí Oxy, khiến bầu khí quyển của Trái Đất không có sự biến đổi quá nhiều. Mãi cho đến hơn 1 tỷ năm trước, sau khi các thềm lục địa bắt đầu ổn định, các vi sinh vật mới dần tiến hóa, học được cách quang hợp sử dụng khí Carbon-dioxit và nhả ra khí Oxy khiến cho Trái Đất bắt đầu có sự thay đổi về chất.

Lúc này sự sống trên Trái Đất vẫn còn rất đơn giản, nhưng nhờ có khí Oxy, Trái Đất bắt đầu ‘nguội’ đi, các tế bào cũng có điều kiện thích hợp để tiến hóa thành các sinh vật sống đa bào đơn giản, không còn là những thể đơn bào như trong quá khứ. Cùng với sự phát triển này, Trái Đất được nhận thêm càng nhiều khí Oxy, khiến cho bầu khí quyển lạnh xuống nhanh chóng, thậm chí hình thành nên kỷ băng giá đầu tiên, mọi sự sống bị vùi lấp trong lớp băng lạnh lẽo kéo dài suốt hai trăm năm. Băng giá kéo dài phủ kín Trái Đất, từ hai cực bắc-nam cho đến tận xích đạo… Nhưng dưới lớp băng đó, sự sống vẫn ngoan cường học cách tiến hóa, sau hai trăm năm năm ngủ vùi, cuối cùng dẫn đến Sự bùng nổ kỷ Cambri vào năm trăm ba mươi lăm triệu năm trước, Trong giai đoạn bùng nổ kỷ Cambri, trung bình cứ 10 triệu năm lại có sự xuất hiện của một nhóm các loài động vật mới. Trong giai đoạn này, hầu hết các loài động vật vẫn sống dưới nước và cũng mới chỉ là động vật đa bào có thể tích nhỏ.

Có hưng ắt có suy, Trái Đất sau khi bùng nổ số lượng các loài lại lần nữa phải chịu đựng đào thảo khốc liệt của quy luật thiên nhiên, Kỷ băng hà Andean-Saharan diễn ra vào thời điểm bốn trăm triệu năm trước, Trái Đất một lần nữa chìm trong sự băng giá. Ước tính có tới tám mươi lăm phần trăm các loài bị đào thải đã vĩnh viễn biến mất khỏi dòng thời gian của lịch sử tiến hóa dài đằng đẵng… Khi những con bò sát đầu tiên xuất hiện, Trái Đất đang ở trong giữa một thời kỳ lạnh kéo dài được gọi là kỷ băng hà cuối Đại Cổ Sinh (Paleozoic Era). Và, dù một số loài có kích thước cực lớn, như Dimetrodon dài tới bốn phẩy lăm mét, nó vẫn là bò sát chứ không phải khủng long. Thời đại của khủng long còn rất lâu nữa...

Lần cuối cùng cho tới hiện tại, các lục địa của Trái Đất hợp nhất một lần và tạo thành một siêu lục địa có tên Pangaea. Và bao quanh siêu lục địa là một... siêu đại dương có tên Panthalassa. Quá trình hợp nhất các lục địa mở ra thời kỳ phát triển vượt bậc của các loại bò sát, chúng bắt đầu tiến hóa thành khủng long vào khoảng hơn hai trăm ba mươi triệu năm trước –– Kỷ Trias (Triassic) là thời kỳ mà khủng long gầm rú trên khắp mặt đất, còn dưới nước thì những loài bò sát khổng lồ như Ichthyosaur thống trị đại dương như là loài săn mồi hàng đầu. Nguyên nhân đợt tuyệt chủng này chưa được xác định song hệ quả nó để loại là tám mươi phần trăm các loài bị tiêu diệt. Nhưng ngay sau đấy, khủng long lại phục hồi và tiếp tục thống trị mặt đất. Thậm chí chúng còn đạt được tới những kích thước khổng lồ. Loài lớn nhất từng được ghi nhận, Dreadnoughtus schrani, có khối lượng lên đến gần 60 tấn.

Với sự hùng mạnh cùng thân hình to lớn của mình, các loài khủng long ăn thịt có lẽ sẽ là kẻ đứng đầu trong chuỗi thức ăn. Chúng có khả năng tìm kiếm và tàn sát những loài khủng long ăn cỏ và đa số loài thú cổ đại khác.

Với số lượng lớn nhất, khủng long dĩ nhiên là loài chịu nhiều tổn thương. Đây cũng là đợt tuyệt chủng thứ năm từng được ghi nhận và là đợt tuyệt chủng cuối cùng cho đến hiện tại.

Với những thảm họa đã xảy ra vào sau mươi lăm triệu năm trước, một thiên thạch lớn từ ngoài không gian đã đâm vào Trái Đất, gây ra hệ quả không tưởng. Với sức công phá lớn hơn rất nhiều lần so với bom nguyên tử, nó đã tạo ra một chấn động lớn chưa từng có, chính chấn động ấy đã càn quét và xóa sổ gần hết các con khủng long xấu số. Các con còn lại còn sống sót thì nhanh chóng di dời về phương Nam. Tuy nhiên, chẳng còn nơi nào trên Trái Đất được an toàn cả. Khối thiên thạch ấy không những gây ra sự chấn động vô cùng lớn mà còn phá huỷ môi trường sống một cách nghiêm trọng. Bụi bị tung lên thượng tầng khí quyển và che lấp ánh nắng Mặt Trời, kéo theo một thời kỳ lạnh lẽo và tăm tối kéo dài trên toàn bộ hành tinh. Thức ăn và nước uống dần không còn. Thêm vào đó là cơ thể cùng thân nhiệt của các loài khủng long ấy đã không thể chịu được điều kiện khắc nghiệt này nên tất cả đều đã diệt vong. Án tử đã định cho loài sinh vật được coi là hùng mạnh nhất trên Trái Đất này.

Sau khi khủng long tuyệt chủng và Trái Đất dần hồi phục lại sau thảm họa thiên tai ấy. Các loài động vật khác cũng dần khai sinh và phát triển để thay thế cho chúng. Các loài động vật có vú máu nóng trở thành những động vật thống trị. Nhờ có bộ não lớn hơn và thông minh hơn các loài bò sát khác, chúng đã chiếm lĩnh hết các địa hình. Mặt đất, bầu trời thậm chí một số ít loài có vú đặc biệt còn tới sống ở nơi sự sống đầu tiên phát triển. Đó chính là biển cả.

Tải App về nhận phần thưởng luôn.
Quét mã QR, tải xuống Hinovel App.